M

Con đường tội lỗi khi trở thành tỷ phú đô la thứ 2 Việt Nam của Trịnh Văn Quyết



Chủ tịch tập đoàn FLC – ông Trịnh Văn Quyết mới đây được vinh danh tỷ phú đô la thứ 2 của Việt Nam, và được tôn vinh như một “hiện tượng” trên các trang truyền thông . Nghịch lý thay, gần đây hàng loạt dự án từ khắp các tỉnh thành trong cả nước của FLC đã bị người dân và báo chí phanh phui cố ý coi thường luật pháp, ngang ngược cướp đất, làm giàu trên mồ hôi nước mắt của hàng vạn dân nghèo. Đằng sau những đại dự án quy mô của FLC là tiếng kêu cứu, khóc than của hàng vạn người dân rơi vào cảnh túng quẫn, không nhà, mất đất sản xuất, không còn kế sinh nhai.

Chân dung ông chủ tập đoàn tai tiếng FLC - Trịnh Văn Quyết
Ông Quyết nắm trong tay hàng loạt dự án BĐS quy mô lớn khắp cả nước gồm: 6 “siêu” quần thể khu nghỉ dưỡng và sân golf trải dài ở 6 tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quy Nhơn. Nếu sự giàu có của ông chủ Quyết và FLC có thể tạo tiền đề để đời sống của người dân các tỉnh thành xây dựng cuộc sống ấm no, giàu đẹp thì quả không còn gì để nói. Tiếc thay, nơi nào có FLC đến làm dự án thì ở đó lại xuất hiện nông dân bị bần cùng hóa, mất nhà, mất đất sản xuất, các dự án của Quyết thi nhau “mọc” lên trên mồ hôi nước mắt, thậm chí là… máu của hàng vạn dân nghèo. Đến nỗi nhắc đến FLC, người ta nhớ ngay câu slogan gắn với tập đoàn này: “Nơi nào có FLC, nơi đó có tiếng kêu ai oán của người dân vì những quyền lợi tối thiểu bị cưỡng đoạt”.
Hàng loạt dự án đầy tai tiếng của FLC
FLC Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc): Dưới sự chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết FLC đã tự ý san lắp, biến đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp để xây dựng khu nghỉ dưỡng khi chưa được chính quyền cho phép. FLC còn thâu tóm những khu đồi vàng, nhiều lô đất nông nghiệp bờ xôi ruộng mật của 251 hộ dân khi chưa được sự đồng ý của họ và đền bù với giá rẻ mạt. Người dân nơi đây vô cùng bức xúc.
Điều đáng nói là, hầu hết các dự án của FLC Vĩnh Phúc đều chậm tiến độ, thậm chí “treo”. Lẽ ra dự án chậm tiến độ như thế này thì sẽ bị xử lý rút giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt thực hiện dự án. Nhưng cuối cùng, FLC vẫn không bị xử lý vi phạm. Việc làm này khiến dư luận hoài nghi và đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao FLC lại có thể chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp dễ dàng đến vậy? Tại sao, dự án này có nhiều sai phạm nhưng vẫn được triển khai, bất chấp dư luận?
FLC Quảng Bình (Quảng Ninh, Lệ Thuỷ): Tại Quảng Bình, tập đoàn FLC ngang nhiên lấy 200 lô đất ở của người dân để triển khai dự án sân golf Hải Ninh. Đây là vùng đất mà người dân Hải Ninh đã sinh sống, khai hoang từ hàng trăm năm nay. Nhưng lạ thay, người dân nơi đây lại không được thông báo bất kỳ thông tin nào về việc đất của họ được quy hoạch, càng không nhận được thông báo di dời đến địa điểm khác.
Đột nhiên bị FLC cướp đất, đuổi ra khỏi mảnh đất chôn nhau cắt rốn, từ 1 người có nhà thành không nhà, người dân nơi đây rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, đi không được mà ở cũng không xong. Không còn kế sinh nhai, khi chăn nuôi không còn, đất nông nghiệp không, nhà cửa không có, còn biển thì cá chết khiến những con người thấp cổ bé họng nơi đây chỉ biết ngậm đắng, than trời không được, kiện đất cũng không xong.
Quá túng quẫn, người dân kéo nhau đến phản đối, ngăn chặn lễ khởi công dự án và kéo đến các điểm thi công công trình dự án khu nghỉ dưỡng ven biển xã Hải Ninh để ngăn chặn việc vận chuyển vật liệu thi công.
Đến sáng, 25/4, người dân địa phương vẫn kéo đến rất đông để phản đối Dự án Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp ven biển FLC Quảng Bình 
Sau vụ việc này, mặc dù chính quyền địa phương có cam kết giải quyết đền bù thiệt hại, trả lại đất cho bà con nhưng rồi đâu vẫn hoàn đấy. FLC vẫn tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công và thu lợi hàng nghìn tỷ đồng như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Không hiểu sao, Quảng Bình là tỉnh nghèo. Tại sao không đầu tư các dự án về giáo dục, dân sinh hay phát triển nông nghiệp, mà lấy đất của dân cho doanh nghiệp xây dựng một loạt 10 sân golf ven biển, đẩy bà con vào cảnh trắng tay? Liệu đầu tư sân golf ở một tỉnh nghèo như thế thì có khả năng thu hút khách du lịch, hoàn vốn đầu tư hay không? Rồi môi trường biển nơi đây sẽ ra sao khi để bảo dưỡng thảm cỏ của sân golf, người ta phải sử dụng hàng nghìn tấn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật mỗi năm? Khi đó trách nhiệm sẽ về ai, FLC hay chính quyền? Nhưng chắc chắn, chính người dân phải hứng chịu cảnh khổ.
FLC Quy Nhơn (Bình Định): Mới đây sân golf FLC Quy Nhơn được báo quốc tế đánh giá đây là một trong những sân golf đẹp nhất châu Á. Nhưng rất ít báo đài đề cập đến nỗi thống khổ, bức xúc mà dự án đem lại cho người dân nơi đây.
Người dân đã sống bao đời nay trên mảnh đất Quy Nhơn tự khai khẩn đất hoang, xây dựng nhà cửa, đất canh tác bỗng chốc bị ông Quyết cướp sạch đất đai, trở thành những người không nhà, đời sống bị chèn ép đủ điều.
Không chỉ cướp đất, FLC còn ngang ngược ngăn đường do chính người dân góp tiền xây dựng, dùng hàng rào kẽm gai cấm biển, đẩy ngư dân vào cảnh khốn cùng, trên bờ thì không đất canh tác, biển đầy cá tôm nhưng không cách nào đánh bắt được.
Dường như tiếng kêu oan ức của người dân thành phố Qui Nhơn và người dân Nhơn Lý, Nhơn Hội vẫn lọt thỏm giữa sóng biển, bão bùng. Lòng người ngày càng trở nên khô khốc, trơ cạn bởi luôn phải đấu tranh và chịu đựng cay đắng, bất an do Trịnh Văn Quyết và đám tay sai của y gây ra.
FLC Sầm Sơn (Thanh Hóa): Sau vụ lình xình tại dự án FLC Resort Vĩnh Thịnh FLC Sầm Sơn cũng lộ hàng loạt sai phạm từ chủ đầu tư đến UBND thị xã Sầm Sơn.
Các hộ dân ở đây rơi vào cảnh cùng quẫn, bấn loạn khi UBND thị xã Sầm Sơn đã ráo riết tiến hành cưỡng chế lấy đất của 12 hộ dân thuộc thôn Hồng Thắng (xã Quảng Cư) giao cho Tập đoàn FLC với mức đền bù GPMB rẻ mạt, thậm chí như cho không khiến người dân vô cùng bức xúc.
Mức giá đền bù các hộ ở khu vực “đất vàng” chỉ có giá từ 1,2 – 4 triệu đồng/m2. Trong khi không cần đầu tư nhiều FLC đã rao bán chính mảnh đất này với giá từ 30 – 60 triệu đồng/m2. Đau đớn hơn, nếu chấp nhận nhường đất khi chuyển vào khu tái định cư UBND thị xã thì người dân mua đất giá từ 2 – 4 triệu đồng/m2 (chưa thuế). Với thủ đoạn ép giá, chỉ bỏ ra 12 tỷ để thâu tóm 1 héc ta đất, như vậy với 450 héc ta thì Trịnh Văn Quyết đã ung dung bỏ túi  40.000 tỷ đồng một cách dễ dàng.
Theo Ông Ngô Hữu Dương – hộ dân bị cưỡng chế – cay đắng nói: “Tôi không biết trên đất nước mình có nơi nào như vậy hay không? Nhà dân đang ở, doanh nghiệp đã phân lô trên giấy để bán nền thu lợi hàng nghìn tỉ?”
Chưa dừng lại đó, FLC còn tự tung tự tác khi thả một số lượng lớn phao xuống biển cấm thuyền bè của ngư dân và người cào ngao vào khu vực phía trước quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn khai thác thủy sản.
“Họ thả phao cỡ lớn không cho thuyền bè và người dân vào. Nếu ai vào sẽ bị người của FLC xua đuổi. FLC còn dựng hàng rào, cử người gác chặn đường, không cho chúng tôi ra biển, không cho đánh cá phía trước FLC. Tuyến đường này đã bị họ bịt hẳn, không cho ai qua lại” – anh Trần Tuấn Anh (ngụ xã Quảng Cư), bức xúc.
Chưa dừng lại ở đó, Tập đoàn FLC còn phá nát hàng chục héc ta rừng phòng hộ và chiếm dụng 15,4 héc ta đất rừng phòng hộ, đất ven biển để “gộp” vào dự án được phê duyệt, công ty này cũng bị người dân “tố” tiếp tay cho cát lậu, một số đơn vị bơm hút cát trái phép để bán cho FLC san lấp mặt bằng.
Tập đoàn FLC còn tự ý thi công tuyến đường Hồ Xuân Hương kéo dài, công ty FLC đã tự lập hồ sơ thiết kế và tiến hành thi công thảm nhựa mặt đường, lát đá vỉa hè, hệ thống thoát nước, dải phân cách… khi chưa được các cấp có thẩm quyền đồng ý. Tập đoàn FLC còn ngang nhiên xây dựng cổng bảo vệ, chiếm trọn đoạn đường này làm “của riêng”, ngăn cấm người dân địa phương đi lại.
Quá bức xúc ngư dân thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã biểu tình để phản đối dự án khu ăn chơi nghỉ dưỡng của tập đoàn FLC triển khai ở bờ biển Sầm Sơn.
Tại sao với nhiều sai phạm như vậy  mà FLC vẫn được ưu ái đầu tư? Vì sao Trịnh Văn Quyết có thể “một tay che trời”, ngang ngược cướp đất, vi phạm trắng trợn quy định pháp luật mà không bị xử lý? Ai sẽ bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân trước những doanh nghiệp hành xử theo kiểu xã hội đen như FLC và Trịnh Văn Quyết?
Sau dự án FLC Sầm Sơn chặn đường mưu sinh của ngư dân, FLC Hạ Long cũng bộc lộ nhiều khuất tất động trời, gây bức xúc, đẩy cuộc sống của người dân nơi đây rơi vào cảnh lầm than và đáng báo động. FLC tự ý lấn chiếm hàng trăm hecta đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân nơi đây.
Hệ quả là, sáng 4/8 vừa qua, người dân sinh sống tại khu dân cư và trường tiểu học thuộc khu 3, phường Hà Trung, TP Hạ Long rơi vào tình cảnh khốn khổ vì bùn đất từ dự án sân golf của FLC đổ xuống, bùn tràn ngập đường xá, nhà cửa.
Theo ghi nhận hiện trường toàn bộ đường dân sinh tại tổ 29, 30, 31 khu 3, phường Hà Trung đều bị bùn đất vùi lấp, có chỗ dày trên 50cm. Hệ thống cống thoát nước bị tê liệt hoàn toàn bởi cát sỏi. Anh Hà Đức Thịnh, có nhà bị thiệt hại do ngập lụt cho biết: “Nước ngập sâu vào nhà tôi gần 1m, khiến nhiều đồ đạc bị hỏng. Đặc biệt, người dân khu vực này đều sống bằng nghề trồng rau, thì nay bùn đất tràn xuống vùi lấp hoàn toàn ruộng, vườn, khiến cây trồng bị hư hỏng hết. Hiện tại người dân chúng tôi không biết sống thế nào”.
“Cứ mỗi khi trời mưa là người dân chúng tôi lại thấp thỏm, lo sợ. Ngập lụt khiến cho người dân không thể yên tâm làm ăn. Mong rằng TP. Hạ Long sớm có biện pháp xử lý để tình trạng này không còn xảy ra, để chúng tôi ổn định cuộc sống” – bác Trần Xuân Đấu, trú tại tổ 29 chia sẻ.
Người dân Hạ Long đang phải nếm trái đắng từ dự án FLC Hạ Long với nỗi hoảng sợ và tai họa thường trực ập tới. Dân nghèo sẽ được gì từ dự án này? Có chăng đó chỉ là những tiếng than vọng vào hư không khi bất lực trước lũ bùn của sự vô trách nhiệm và ngang ngược của Tập đoàn FLC?
Không chỉ tàn phá rừng,Trịnh Văn Quyết còn “đòi” lấy cả trụ sở Thành ủy, UBND TP.Hạ Long để xây tháp đôi. Ngày 21/10 HĐND TP phải tổ chức kỳ họp bất thường, ngậm ngùi nhường các khu “đất vàng” này cho Tập đoàn FLC. Tại sao đến cả Thành ủy, UBND TP cũng nhường đất cho Quyết xây dự án? Một doanh nghiệp tư nhân mà ngang ngược đòi đất của chính quyền sở tại để xây trụ sở, liệu có thế lực nào đằng sau chống lưng cho Quyết hay không? Thật khủng khiếp, coi thường chính quyền đến thế là cùng.
FLC Hà Nội: Hàng loạt dự án của Trịnh Văn Quyết tại Hà Nội đều có điểm chung coi thường là pháp luật, ngang nhiên thách thức ngành chức năng nhưng lại không bị xử lý.
Tại dự án FLC Green Home (18 Phạm Hùng, Hà Nội), chủ đầu tư đã “tự ý” thi công công trình dự án khi giấy phép từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa “trao tới tận tay”. Nhận thấy được sai phạm của dự án, Tổ TTXD phường và UBND phường Mỹ Đình 2 cũng đã có những văn bản, quyết định đình chỉ thi công để chờ giấy phép xây dựng theo đúng quy định pháp luật. Nhưng chủ đầu tư công trình dự án FLC Green Home vẫn ngang nhiên cho công nhân thi công rầm rộ bất chấp vi phạm. Một điều lạ lùng hơn là công trình này chưa được cấp phép xây dựng mà đã được các trang mạng giao dịch bất động sản rao bán tấp nập.
Còn dự án FLC Garden City (Đại Mỗ – Nam Từ Liêm – Hà Nội), chính quyền Hà Nội tiếp tục bất lực trước những sai phạm của FLC khi chỉ trong 9 tháng, FLC Garden City bị đình chỉ thi công 3 lần do chưa có giấy phép xây dựng nhưng dự án vẫn rầm rộ rao bán.
Theo quy định nếu chủ đầu tư không xuất trình được giấy phép xây dựng hoặc công trình sai phạm thì dự án sẽ bị cưỡng chế, phá dỡ. Đằng này FLC ngang nhiên xây dựng coi thường pháp luật. Dư luận đặt câu hỏi, tại sao chủ đầu tư FLC Garden City có thể phớt lờ các quyết định xử phạt trật tự xây dựng của các cơ quan chức năng quận Nam Từ Liêm?
Còn ở Cao ốc FLC Landmark Tower (Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), ông Quyết tự ý thay đổi thiết kế, xây thêm 2 tầng và ẵm gọn hàng chục tỉ đồng. Không chỉ xây chui một tầng chia nhỏ làm 18 căn hộ bán kiếm lời, Cao ốc FLC Landmark Tower còn xây chui 1 tầng ở khối văn phòng để cho thuê. Hậu quả thì chủ 18 căn hộ này “trái phép” này hứng trọn, khi đối mặt với nguy cơ không làm được giấy tờ nhà và phải sống chui sống nhủi giữa lòng Thủ đô.
Riêng tại dự án FLC Complex Tower (36 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội), thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm đã 2 lần kiểm tra dự án này và lập biên bản thi công vì xây dựng không phép và yêu cầu đình chỉ thi công. Ngày 19/3/2015, Thanh tra Bộ Xây dựng đã xử phạt tập đoàn FLC 50 triệu đồng do khởi công xây dựng khi chưa có giấy phép. Dự án chỉ được chấp thuận cho bán 270 căn hộ nhưng chủ đầu tư lại rao bán gần 500 căn hộ. Hậu quả là khách hàng mua căn hộ tại FLC nếu không tìm hiểu kỹ pháp lý, rất có thể mua phải loại căn hộ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.
Với căn biệt thự B12- BT6 Khu đô thị Mỹ Đình 2 dù phá vỡ quy hoạch được duyệt và bị yêu cầu ngừng xây dựng, nhưng ông Quyết vẫn ngang nhiên vi phạm và thách thức lực lượng chức năng. Tại sao ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội, Trịnh Văn Quyết lại có thể một tay che trời, ngang nhiên vi phạm pháp luật, thách thức các cơ quan chức năng mà không bị xử phạt? Phải chăng có thế lực chống lưng hay điều gì mờ ám phí sau nên chủ đầu tư mới có thể ngang ngược như thế? Hàng loạt sai phạm kéo dài khiến dư luận không ngừng đặt ra câu hỏi: Sự ngông cuồng của Trịnh Văn Quyết là do đâu? Phải chăng có thế lực đằng sau đã bảo kê cho FLC “lộng hành” ngay giữa Thủ đô khi sai phạm kéo dài?
Nếu các sai phạm có hệ thống của FLC tiếp tục “chìm vào quên lãng”, cũng đồng nghĩa với việc uy tín của chính quyền thành phố sẽ “lún sâu” vào sự bất tuân pháp luật, thiếu trách nhiệm gây hệ lụy “nhờn thuốc” trong quản lý trật tự xã hội.
FLC đã và sẽ thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng bằng những việc làm trái pháp luật. Nhưng thật lạ kỳ, ở mỗi vụ việc như vậy, dường như các cơ quan có trách nhiệm đều “tê liệt” trước các sai phạm?
Tất cả các dự án từ Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quy Nhơn… đi đến đâu FLC cũng được ưu đãi và được tạo điều kiện xây dựng nhanh chóng. Mặc dù vấp phải nhiều phản đối từ người dân, nhưng dường như FLC không hề cảm thấy khó khăn hay chịu sức ép nào với họ. Trịnh Văn Quyết ngang nhiên xem thường pháp luật, chà đạp lên quyền sống của người dân nhưng lại không ít những bài báo PR viết sai sự thật, đổi trắng thay đen và thổi phồng thành công của FLC để lừa các nhà đầu tư đến mua nhà, làm giàu cho y. Vốn khôn ngoan, ranh ma nên Quyết thừa hiểu sức mạnh truyền thông có khả năng đè bẹp dư luận và tiếng kêu cứu của người dân thấp miệng bé họng như thế nào. Và y đang dùng công cụ này để trục lợi, làm giàu cho bản thân.
Nghe đâu Báo Điện tử Pháp luật Việt Nam bị đặt nghi vấn là cơ quan ngôn luận của tập đoàn FLC sau nhiều bài PR cho dự án FLC Thanh Hoá gây tranh cãi.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng, Sở ban ngành nên xem xét lại các quyết định có liên quan đến dự án. Đồng thời, đề nghị Thanh tra tiến hành vào cuộc, xử lí kịp thời để bảo vệ quyền lợi cho dân nghèo và trừng trị những kẻ xem thường pháp luật 1 cách thích đáng.
Có một quy luật xưa nay là, “tiền càng nhiều quan hệ càng to” ông Quyết dùng tiền mua được mối quan hệ lớn, thì cũng có thể dùng để mua được địa vị và vị trí là điều đương nhiên. Trong khi Trịnh Văn Quyết và nhóm lợi ích của ông ngày càng giàu sụ, người dân lại trở nên bần cùng hóa, chìm sâu trong cảnh nghèo đói. Liệu trong tương lai còn diễn ra bao nhiêu dự án như thế nữa, bao nhiêu người dân phải chiụ cảnh mất đất mất nhà mất đất nữa?
(Dân Trí / Dân Việt / Doanh Nghiệp Việt Nam)
hỗ trợ

Cảnh báo nguy cơ 'tự mở cánh cửa vào trại tâm thần' khi kích bán cầu não cho trẻ

Nhiều bậc phụ huynh tìm cách đưa con đến những lớp huấn luyện kích não bộ với hy vọng con mình sẽ có thể giỏi hơn người mà không biết việc này rất nguy hiểm...
Thời gian gần đây, nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ đang chạy theo xu thế muốn biến con mình thành những “siêu nhân” khi làm những việc ngoài khả năng thực tiễn. Theo đó, với một lớp học có cái tên là “Kích bán cầu não”, nhiều ông bố bà mẹ hy vọng con mình sẽ làm được những việc siêu phàm như: Bịt mắt lại vẫn phân biệt được màu sắc, học lớp 1 nhưng có thể vận dụng giải toán cấp 3… mặc dù việc này tiềm ẩn rất nhiều ảnh hưởng nguy hiểm.
Biến con thành… siêu nhân
Theo tìm hiểu của Phóng viên, thời gian gần đây nhiều người ở Hà Nội đang chia sẻ rất nhiều những hình ảnh về một lớp học có tên là Kích bán cầu não cho trẻ em. Kèm theo những hình ảnh về lớp học là nội dung quảng cáo về ý nghĩa của lớp học này sẽ có thể khiến cho các em nhỏ trở thành siêu nhân…
Nội dung giới thiệu về lớp học này cho thấy, các em học sinh còn nhỏ tuổi, thậm chí là có cả những người lớn sẽ được tham gia những khoá đào tạo rất đặc biệt. Ví dụ như, các học viên sẽ phải bịt mắt lại sờ vào một đồ vật nào đó rồi đoán xem là màu gì. Việc này tưởng chừng như là phi thực tế nhưng nó đang được quảng cáo là sẽ giúp cho các em nhỏ kích thích bán cầu giữa của mình.
canh bao nguy co tu mo canh cua vao trai tam than khi kich ban cau nao cho tre
Các em nhỏ bịt mắt dùng tay chạm để đoán màu sắc của đồ vật
Cùng với đó, những hình ảnh ghi lại tại lớp học này còn cho thấy, những người hướng dẫn đào tạo sẽ giúp cho các học viên bịt mắt mà vẫn có thể đọc được cả tờ báo chỉ bằng cách chạm tay lên…
Phía những trung tâm hướng dẫn này khẳng định, việc tham gia các lớp đào tạo sẽ giúp cho các bé sử dụng triệt để được những “khoảng thừa” của não bộ mà bấy lâu nay chưa sử dụng tới.
Không chỉ dừng lại ở những việc làm đơn giản là bịt mắt đọc báo, đoán màu sắc mà sau khi tham gia các lớp hướng dẫn này, học viên sẽ trở thành những người sở hữu bộ óc thiên tài. Khả năng sáng tạo vượt trội và có thể thực hiện được những việc mà người bình thường không thể thực hiện được.
canh bao nguy co tu mo canh cua vao trai tam than khi kich ban cau nao cho tre
Nhiều bậc phụ huynh tin rằng đây là phương pháp có thể giúp con mình trở thành... siêu nhân
Không chỉ xuất hiện ở Hà Nội mà các Trung tâm dạng này còn hoạt động nhiều ở TP.HCM và một số tỉnh thành khác. Với việc quảng bá là sẽ biến những trẻ em thành các siêu nhân có khả năng phi phàm, nhiều ông bố bà mẹ đang tìm cách đưa con mình tới những nơi này với hy vọng con mình sẽ trở thành… siêu nhân vĩ đại.
Mở cánh cửa vào trại tâm thần?
Khi những hình ảnh về các trung tâm huấn luyện kích thích bán cầu được chia sẻ, ngoài những ý kiến cổ suý một cách vô thức thì rất nhiều ý kiến đã lên tiếng phản đối việc này.
Theo ông Lê Trung Tuấn, Giám đốc Viện nghiên cứu tâm lý PSD thì việc các bậc phụ huynh đưa con em mình tham gia các lớp huấn luyện kích bán cầu là một việc làm vô cùng sai lầm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau này.
canh bao nguy co tu mo canh cua vao trai tam than khi kich ban cau nao cho tre
Các em nhỏ đang phải làm những việc ngoài khả năng của mình?
Cá nhân ông Tuấn đồng ý với quan điểm cho rằng hiện tại con người mới chỉ sử dụng một phần công năng của bộ não, rất nhiều khu vực khác chưa được sử dụng, tạo ra khoảng trống. Đối với những người được coi là thiên tài thì những khoảng trống đó được sử dụng ở một mức độ nào đó nhưng đây là sự phát triển tự nhiên chứ không phải là do tác động bởi một yếu tố bên ngoài.
Phân tích sâu hơn về vấn đề này, ông Tuấn cho rằng, quá trình phát triển, trưởng thành của mỗi con người phải qua một quá trình thời gian, tiếp xúc với các chuyển động của cuộc sống, vạn vật xung quanh. Bộ não của con người sẽ tiếp thu một cách từ từ, đúng quy trình từ đó mới tạo ra được sự trưởng thành đúng quy luật.
canh bao nguy co tu mo canh cua vao trai tam than khi kich ban cau nao cho tre
Não hoạt động sai quy luật tự nhiên sẽ gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng
Căn cứ theo đó, việc ông bố bà mẹ đưa con mình đến các lớp tập huấn để làm ra nhưng việc “hơn người” vô hình đã khiến bộ não của trẻ phải hoạt động trái quy luật tự nhiên, tạo ra những sức ép khiến não bộ phải hoạt động sai nguyên tắc từ đây sẽ dẫn đến những ảnh hưởng rất về sự phát triển, thậm chí là khả năng hoạt động dẫn đến những căn bệnh như: trầm cảm, thiếu khả năng kiểm soát chi phối của não bộ, thậm chí là dẫn đến tâm thần phân liệt.
Bên cạnh đó, với kinh nghiệm của một người đã nghiên cứu về tâm lý con người nhiều năm qua, ông Tuấn cũng cho rằng, việc tập huấn kích bán cầu não sẽ biến những em nhỏ trở thành những con người “lập dị”, không hoà nhập với môi trường cộng đồng khi tất cả các em sẽ luôn suy nghĩ rằng mình có khả năng hơn người…
Ngọc Nguyễn
Theo VNM - PL.XH
hỗ trợ

Tận mắt thấy tàu "khủng" đổ trăm tấn chất thải nguy hại xuống sông Hồng

Tạp chí GTVT - Hàng trăm tấn bùn, đất đặc quánh, đen nhuyễn được tàu “khủng” thu gom từ một dự án gần cầu Cảng Hà Nội vận chuyển về khu vực sông Hồng (địa phận cầu Thanh Trì, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) xả thải trực tiếp xuống dòng nước.
Chiều ngày 14/11, phóng viên Tạp chí GTVT đã tận mắt chứng kiến tàu “khủng” mang số hiệu P.T0677 vận chuyển hàng trăm tấn chất thải từ khu vực gần Cảng Hà Nội ra sát chân cầu Thanh Trì (quận Hoàng Mai) đổ bỏ xuống lòng sông.
Chiếc tàu "khủng" này vận chuyển hàng trăm tấn chất thải đổ trực tiếp xuống sông Hồng


Sau khoảng 30 phút di chuyển trên sông Hồng, khi tới sát chân cầu Thanh Trì, chiếc tàu này tắt máy, đồng thời cắt cử lực lượng đi “tiền trạm” vị trí xả thải. Nhận được tín hiệu an toàn từ đám “chim lợn”, chiếc tàu này nhanh chóng tấp vào mé bờ sông Hồng (địa giới quận Hoàng Mai) dùng máy múc cỡ lớn, trút bỏ từng gầu bùn, đất nồng nặc mùi hôi tanh, kèm theo váng dầu xuống sông Hồng.
Quy trình xả thải của chiếc tàu trăm tấn này diễn ra khép kín dưới sự canh phòng cẩn mật từ đám “chim lợn” làm nhiệm vụ cảnh giới. Ngoài ra, theo người dân nơi đây cho biết, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội dường như làm ngơ cho lực lượng này “bức tử” sông Hồng.
Clip: Kinh hoàng cảnh tượng tàu trăm tấn đổ chất thải nguy độc, "bức tử" sông Hồng
Tiếng máy múc inh ỏi, kèm theo tiếng bùn, đất rền vang trên mặt nước, tất cả đã tạo nên một cảnh tượng kinh hoàng, hỗn độn, là nỗi khiếp sợ của người dân khi chứng kiến toàn bộ sự việc này.
Theo quan sát cho thấy, chất thải trên tàu “khủng” này là một loại bùn, đất đặc quánh, đen nhuyễn, khi thả xuống nước xuất hiện nhiều váng dầu dài hàng trăm mét, khiến vùng nước đổi màu nhanh chóng. Theo phán đoán của một số người trong nghề xây dựng thì đây rất có thể là bùn Bentonite, một loại bùn cực độc chứa nhiều hóa chất nguy hại, cấm sử dụng.
DSC04552
Hàng tấn chất thải dội xuống lòng sông một cách không thương tiếc

DSC04562
Nhiều người dân hoang mang, lo lắng bởi không biết là loại chất thải gì. Họ chỉ biết có mùi tanh hôi, đặc quánh, đen kịt, nổi váng dầu trên mặt nước.
Nguy hiểm hơn, các loại bùn, đất thải từ chiếc tàu này chảy lênh láng trên mặt nước, tạo thành những vết dầu bóng loáng dài hàng trăm mét. Mùi tanh hôi nồng nặc của loại chất thải này trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân.
Người dân sinh sống dọc ven sông Hồng cho biết, thời gian gần đây, họ liên tục thấy những chiếc tàu “khủng” chở đầy ắp chất thải, lén lút đổ xuống sông Hồng. Việc xả thải không cố định là ngày hay đêm, bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có liên quan đến tấm “giấy phép” và lực lượng hậu thuẫn đứng sau.
Tại một diễn biến khác, vào khoảng 16h35p chiều cùng ngày, phóng viên ghi lại được hình ảnh một tổ công tác gồm 3 người, mang sắc phục Cảnh sát đường thủy (thuộc Đội thanh kiểm số 3 – CA TP.Hà Nội) sử dụng ca nô chuyên dụng di chuyển từ phía cầu Vĩnh Tuy lên phía cầu Thanh Trì, nhanh chóng áp sát chiếc tàu đang có hoạt động xả thải trái phép.
DSC04568
Vị trí xả thải ngay sát chân cầu Thanh Trì, địa giới quận Hoàng Mai, Hà Nội
DSC04576
Dư luận đặt ra nghi án có yếu tố "bảo kê" cho việc xả thải 
Theo quan sát, trong khoảng thời gian lực lượng này tiếp cận được chiếc tàu “khủng” thì hoạt động xả thải vẫn diễn ra bình thường. Máy múc hoạt động hết công suất, từng gầu chất thải ngang nhiên thả trực tiếp xuống sông Hồng.
Sau màn kiểm tra chớp nhoáng, lực lượng này nhanh chóng rút đi, bỏ lại chiếc tàu “khủng” với màn “độc diễn” xả thải có một không hai.
Tỏ ra bức xúc trước màn kiểm tra “siêu chớp nhoáng” của lực lượng Cảnh sát đường thủy, anh V.V.H. (26 tuổi, người chứng kiến toàn bộ sự việc), nói: “ Nhìn sông Hồng bị “bức tử” mà tôi xót xa. Đâu ngờ rằng, khi lực lượng rút đi, việc xả thải lại diễn ra rầm rộ hơn trước đó…”
Image9
Lực lượng Cảnh sát đường thủy "kiểm tra" con tàu "khủng" này trong nháy mắt và rời đi ngay sau đó "mặc kệ" việc xả thải xuống sông Hồng.
Còn chị L.T.X. (46 tuổi, quận Hoàng Mai) thở dài, nói: “Hàng năm, Nhà nước vẫn phải chi nhiều tỉ đồng để cải tạo môi trường, duy tu, nạo vét luồng lạch, đảm bảo cho giao thông đường thủy, thì nay chỉ bằng những “tấm phép” quyền lực, kèm theo yếu tổ “bảo kê” mà khiến sông Hông chết dần chết mòn vì bị đầu độc”.
Vì sao lực lượng Thanh kiểm số 3 – CA TP.Hà Nội nhìn thấy việc chiếc tàu P.T0677 có hành vi ném chất thải xuống sông Hồng nhưng lại không xử lý và lý do nào khiến lực lượng này không sử dụng các biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn hành vi “bức tử” sông Hồng? Chiếc tàu trăm tấn kia chở chất thải độc hại nào đổ xuống lòng sông? Liệu đây có phải là lực lượng hậu thuận đắc lực cho việc xả thải trên sông Hồng mà lâu nay dư luận bán tính bán nghi?...
Tất cả những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi làm rõ ở bài viết sau./.

Tận mắt thấy tàu "khủng" đổ trăm tấn chất thải nguy hại xuống sông Hồng

Tạp chí GTVT - Hàng trăm tấn bùn, đất đặc quánh, đen nhuyễn được tàu “khủng” thu gom từ một dự án gần cầu Cảng Hà Nội vận chuyển về khu vực sông Hồng (địa phận cầu Thanh Trì, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) xả thải trực tiếp xuống dòng nước.
Chiều ngày 14/11, phóng viên Tạp chí GTVT đã tận mắt chứng kiến tàu “khủng” mang số hiệu P.T0677 vận chuyển hàng trăm tấn chất thải từ khu vực gần Cảng Hà Nội ra sát chân cầu Thanh Trì (quận Hoàng Mai) đổ bỏ xuống lòng sông.
Chiếc tàu "khủng" này vận chuyển hàng trăm tấn chất thải đổ trực tiếp xuống sông Hồng


Sau khoảng 30 phút di chuyển trên sông Hồng, khi tới sát chân cầu Thanh Trì, chiếc tàu này tắt máy, đồng thời cắt cử lực lượng đi “tiền trạm” vị trí xả thải. Nhận được tín hiệu an toàn từ đám “chim lợn”, chiếc tàu này nhanh chóng tấp vào mé bờ sông Hồng (địa giới quận Hoàng Mai) dùng máy múc cỡ lớn, trút bỏ từng gầu bùn, đất nồng nặc mùi hôi tanh, kèm theo váng dầu xuống sông Hồng.
Quy trình xả thải của chiếc tàu trăm tấn này diễn ra khép kín dưới sự canh phòng cẩn mật từ đám “chim lợn” làm nhiệm vụ cảnh giới. Ngoài ra, theo người dân nơi đây cho biết, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội dường như làm ngơ cho lực lượng này “bức tử” sông Hồng.
Clip: Kinh hoàng cảnh tượng tàu trăm tấn đổ chất thải nguy độc, "bức tử" sông Hồng
Tiếng máy múc inh ỏi, kèm theo tiếng bùn, đất rền vang trên mặt nước, tất cả đã tạo nên một cảnh tượng kinh hoàng, hỗn độn, là nỗi khiếp sợ của người dân khi chứng kiến toàn bộ sự việc này.
Theo quan sát cho thấy, chất thải trên tàu “khủng” này là một loại bùn, đất đặc quánh, đen nhuyễn, khi thả xuống nước xuất hiện nhiều váng dầu dài hàng trăm mét, khiến vùng nước đổi màu nhanh chóng. Theo phán đoán của một số người trong nghề xây dựng thì đây rất có thể là bùn Bentonite, một loại bùn cực độc chứa nhiều hóa chất nguy hại, cấm sử dụng.
DSC04552
Hàng tấn chất thải dội xuống lòng sông một cách không thương tiếc

DSC04562
Nhiều người dân hoang mang, lo lắng bởi không biết là loại chất thải gì. Họ chỉ biết có mùi tanh hôi, đặc quánh, đen kịt, nổi váng dầu trên mặt nước.
Nguy hiểm hơn, các loại bùn, đất thải từ chiếc tàu này chảy lênh láng trên mặt nước, tạo thành những vết dầu bóng loáng dài hàng trăm mét. Mùi tanh hôi nồng nặc của loại chất thải này trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân.
Người dân sinh sống dọc ven sông Hồng cho biết, thời gian gần đây, họ liên tục thấy những chiếc tàu “khủng” chở đầy ắp chất thải, lén lút đổ xuống sông Hồng. Việc xả thải không cố định là ngày hay đêm, bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có liên quan đến tấm “giấy phép” và lực lượng hậu thuẫn đứng sau.
Tại một diễn biến khác, vào khoảng 16h35p chiều cùng ngày, phóng viên ghi lại được hình ảnh một tổ công tác gồm 3 người, mang sắc phục Cảnh sát đường thủy (thuộc Đội thanh kiểm số 3 – CA TP.Hà Nội) sử dụng ca nô chuyên dụng di chuyển từ phía cầu Vĩnh Tuy lên phía cầu Thanh Trì, nhanh chóng áp sát chiếc tàu đang có hoạt động xả thải trái phép.
DSC04568
Vị trí xả thải ngay sát chân cầu Thanh Trì, địa giới quận Hoàng Mai, Hà Nội
DSC04576
Dư luận đặt ra nghi án có yếu tố "bảo kê" cho việc xả thải 
Theo quan sát, trong khoảng thời gian lực lượng này tiếp cận được chiếc tàu “khủng” thì hoạt động xả thải vẫn diễn ra bình thường. Máy múc hoạt động hết công suất, từng gầu chất thải ngang nhiên thả trực tiếp xuống sông Hồng.
Sau màn kiểm tra chớp nhoáng, lực lượng này nhanh chóng rút đi, bỏ lại chiếc tàu “khủng” với màn “độc diễn” xả thải có một không hai.
Tỏ ra bức xúc trước màn kiểm tra “siêu chớp nhoáng” của lực lượng Cảnh sát đường thủy, anh V.V.H. (26 tuổi, người chứng kiến toàn bộ sự việc), nói: “ Nhìn sông Hồng bị “bức tử” mà tôi xót xa. Đâu ngờ rằng, khi lực lượng rút đi, việc xả thải lại diễn ra rầm rộ hơn trước đó…”
Image9
Lực lượng Cảnh sát đường thủy "kiểm tra" con tàu "khủng" này trong nháy mắt và rời đi ngay sau đó "mặc kệ" việc xả thải xuống sông Hồng.
Còn chị L.T.X. (46 tuổi, quận Hoàng Mai) thở dài, nói: “Hàng năm, Nhà nước vẫn phải chi nhiều tỉ đồng để cải tạo môi trường, duy tu, nạo vét luồng lạch, đảm bảo cho giao thông đường thủy, thì nay chỉ bằng những “tấm phép” quyền lực, kèm theo yếu tổ “bảo kê” mà khiến sông Hông chết dần chết mòn vì bị đầu độc”.
Vì sao lực lượng Thanh kiểm số 3 – CA TP.Hà Nội nhìn thấy việc chiếc tàu P.T0677 có hành vi ném chất thải xuống sông Hồng nhưng lại không xử lý và lý do nào khiến lực lượng này không sử dụng các biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn hành vi “bức tử” sông Hồng? Chiếc tàu trăm tấn kia chở chất thải độc hại nào đổ xuống lòng sông? Liệu đây có phải là lực lượng hậu thuận đắc lực cho việc xả thải trên sông Hồng mà lâu nay dư luận bán tính bán nghi?...
Tất cả những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi làm rõ ở bài viết sau./.

Vụ nước mắm nhiễm asen: Dư luận thêm một lần choáng nữa !

Vinastas thừa nhận, hoạt động khảo sát được thực hiện dưới sự tài trợ từ tổ chức bên ngoài. Đây chính là mấu chốt khiến dư luận bất bình khi kết quả kiểm tra được Bộ Công thương công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Minh họa; Ngọc Diệp
Minh họa; Ngọc Diệp
Sau một thời gian tạm lắng, vụ nước mắm nhiễm asen lại một lần nữa thu hút sự quan tâm của dư luận.
Lần này, dư luận choáng không phải vì chuyện nước mắm có asen vượt ngưỡng mà là cái mục đích tung tin của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) hồi giữa tháng 10 đang dần lộ rõ.
Theo kết quả công bố ngày 8-11, Bộ Công thương khẳng định kết quả kiểm tra cho thấy việc khảo sát nước mắm của Vinastas là không đảm bảo tính độc lập, không tin cậy và minh bạch. Khảo sát của Vinastas chủ yếu là do chủ tịch và một số cá nhân thực hiện, nhiều khâu không được các cấp có thẩm quyền của Vinastas phê duyệt và giám sát.
Quá trình lấy mẫu thiếu tin cậy. Toàn bộ 150 mẫu đã mua không có hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính; 61 mẫu chỉ có bảng kê do cán bộ đi mua tự lập; một số mẫu không được mã hóa trước khi yêu cầu thử nghiệm.
Đặc biệt, Vinastas thừa nhận, hoạt động khảo sát được thực hiện dưới sự tài trợ từ tổ chức bên ngoài. Đây chính là mấu chốt khiến dư luận bất bình khi kết quả kiểm tra được Bộ Công thương công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Một loạt câu hỏi được độc giả bức xúc nêu ra: Nhà tài trợ là ai? Tổ chức bên ngoài là tổ chức nào? Ai tài trợ cho khảo sát của Vinastas? Tại sao Bộ Công thương không dám công khai tên tuổi tổ chức tài trợ?
Trao đổi với báo chí bên hành lang QH chiều nay (8-11), ĐB Phạm Khánh Phong Lan, PGĐ Sở Y tế TP.HCM cho rằng: “Trong vụ việc này, không nói ai cũng biết nhà tài trợ là ai. Bao nhiêu chuyện công khai được, cái này có gì đâu mà không công khai. Dám làm dám chịu chứ”.
Thêm một lần nữa khẳng định những nghi vấn trước đây về động cơ, mục đích của Vinastas khi họ tung "nhát chém" hiểm độc vào nước mắm truyền thống cách đây đúng ba tuần là có cơ sở. Dư luận mong cơ quan điều tra sớm vào cuộc để làm rõ trắng đen vụ này.
Xử lí nghiêm Vinastas theo tinh thần thượng tôn pháp luật là cách tốt nhất để ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh vì lợi ích nhóm, gây tổn hại cho nền kinh tế đất nước và quyền lợi của người sản xuất, người tiêu dùng.

Nguyễn Duy Xuân

Xe Mazda BT 50 bị từ chối bảo hành: Khổ chủ sẽ kiện Thaco ra tòa

Sau câu trả lời chính thức là “không bảo hành” từ Phó TGĐ Cty TNHH MTV Phân phối ô tô du lịch Chu Lai Trường Hải (Thaco) Bùi Kim Kha, cùng với lời giải thích không thỏa đáng và thiếu hợp lý từ phía Thaco, anh Phan Văn Thông quyết định sẽ sớm hoàn thành đơn kiện Công ty này ra tòa để đòi lại quyền lợi.

 

Hơn 2 tháng chờ đợi... nhận được lời lý giải không rõ ràng
Trước đó Báo PLVN đã có bài viết thông tin về việc anh Phan Văn Thông (sinh năm 1982, trú tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chủ chiếc xe Mazda BT 50 2.2 AT, BKS 38C-06859 gặp sự cố đã phải “mất công bỏ việc” đi tìm quyền lợi cho chiếc xe vừa mua chưa đầy năm bị dính lỗi nhưng không được bảo hành, đồng thời giữa anh Thông và phía hãng xe không tìm ra tiếng nói chung. Phía Mazda thì cho rằng, chiếc xe đã từng bị ngập nước nên mới gây ra lỗi và kết luận hư hỏng này không được bảo hành. Phía anh Thông lại khẳng định xe chưa bao giờ bị ngập nước.
Chính vì vậy, sau hơn 2 tháng xảy ra sự cố chiếc xe của anh Thông vẫn nằm “chết” một chỗ tại Mazda Quảng Trị và “khổ chủ” thì phải làm đơn “cầu cứu” khắp nơi, trong đó có Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT - Bộ Công Thương) nhờ can thiệp. Theo đó, Cục QLCT đã có công văn đề nghị phía Thaco tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại của người tiêu dùng, đồng thời báo cáo kết quả giải quyết về Cục QLCT trước ngày 10/5.
Tuy nhiên, ngày 13/5/2016 Thaco mới có công văn trả lời do Phó TGĐ Thaco Bùi Kim Kha, nhưng lặp lại quan điểm “không bảo hành” cho chiếc xe của anh Thông, với nội dung: “Ngày 16/3/2016, Mazda Quảng Trị tiếp nhận đề nghị của khách hàng về việc kiểm tra hư hỏng và thực hành đối với xe Mazda BT 50 biển số 38C-068.59. Theo đó, Mazda Quảng Trị đã kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra hiện trạng cũng như giải thích nguyên nhân gây ra hư hỏng trên xe Mazda BT 50, nhưng khách hàng không đồng ý”.
“Để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng, Cty Thaco đã tổ chức họp với khách hàng về trường hợp này và giải thích nguyên nhân dẫn đến hư hỏng xe (theo Biên bản làm việc ngày 25/3/2016 và Biên bản làm việc ngày 11/4/2016).
Trên cơ sở này, Cty Thaco đã gửi các Công văn số 110/2016/CV-PC ngày 4/2016, Công văn số 120/2016/CV-PC ngày 14/4/2016 và Công văn số 125/2016/CV-PC ngày 20/4/2016 phúc đáp các đề nghị của khách hàng. Theo đó, trường hợp này không thuộc đối tượng được bảo hành theo chính sách bảo hành đã thể hiện tại “Sổ bảo hành xe Mazda BT 50”, văn bản của Thaco cho biết thêm.
Với các dẫn chứng mà Thaco đưa ra giải thích nguyên nhân xe gặp sự cố, rằng là trên két nước trong khoang động cơ có dấu ngấn nước ố vàng, dấu vết nước trong hộp lọc gió, trên các đường ống và các vết gỉ sét trên thân động cơ chứng tỏ xe đã đi vào đường ngập nước hoặc xe bị ngập nước dẫn đến nước từ môi trường bên ngoài lọt vào đường lấy gió. Sau đó, đi qua lọc gió và đi vào buồng đốt của động cơ, làm cho thanh truyền máy số 2 bị cong và khi động cơ vận hành một thời gian với tình trạng này dẫn đến thanh truyền bị gãy, đâm thủng lốc máy. Vì thế, hư hỏng này không do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất và không thuộc đối tượng được bảo hành.
Tuy nhiên theo anh Thông, nội dung văn bản phúc đáp này cũng chỉ nêu lại các văn bản mà Mazda từng trả lời gửi anh trước đó, và chẳng làm rõ được những thắc mắc anh từng đặt hỏi. Không những thế, kết luận sau lại có nhiều điểm mâu thuẫn với kết luận trước.
Sẽ nhờ cơ quan pháp luật can thiệp
Qua trao đổi, anh Thông cho biết rất nghi ngờ tính chính xác và minh bạch trong các kết luận của Mazda vì thời điểm chụp các hình ảnh lọc gió, đường lấy gió, có dấu vết nước... lại không có mặt anh Thông và đây cũng chỉ là đánh giá một phía của Mazda. Không những thế, các câu trả lời của hãng không đồng nhất, không thuyết phục và không có cơ sở. Ngoài ra hãng này còn cố tình kéo dài thời gian giải quyết sự việc.
“Tôi đã nhiều lần kiến nghị Mazda Việt Nam nghiêm túc xem xét lại vấn đề này, song các kết luận của đơn vị này chỉ dựa vào một lần kiểm tra bằng mắt thường của một nhân viên kỹ thuật không nắm rõ được nguồn gốc xuất xứ của xe. Những điều này cho thấy cách làm việc không nghiêm túc và thiếu tôn trọng khách hàng.
Tôi đã phải nghỉ việc gần 70 ngày và thuê phương tiện đi lại thậm chí đặt vé máy bay đi Sài Gòn cầu cứu khắp nơi nhằm tìm phương hướng giải quyết nhưng không có kết quả. Quyền lợi của một khách hàng như tôi đang bị coi thường và xâm hại. Vì vậy, tôi đành phải nhờ luật sư tư vấn những thông tin cần thiết để sớm hoàn thành đơn khởi kiện Thaco ra tòa, để cơ quan pháp lý giúp tôi đòi lại trách nhiệm bảo hành”, anh Thông chia sẻ.